Vấn đề này thực sự chỉ phụ thuộc vào việc bạn cảm thấy thoải mái với lựa chọn nào. Tôi đã trải qua cả hai thái cực, thiết kế chiếc máy tính đầu tiên khoảng 15 năm trước và mua một vài máy tính thiết kế sẵn trong khoảng thời gian đó.
Cá nhân mà nói, ít nhất là đối với máy tính để bàn, tôi hoàn toàn theo “chủ nghĩa tự thiết kế”. Tôi thích lắp ráp những cỗ máy khó và tăng kỹ năng cũng như kiến thức của bản thân. Ở cỗ máy mới đây nhất, tôi áp dụng tản nhiệt bằng chất lỏng sử dụng ống cứng, đây là một bước nâng cấp so với ống mềm tôi từng sử dụng trước đó. Bạn có thể mua máy tính thiết kế sẵn sử dụng ống cứng, nhưng thử thách từ việc thiết kế cùng với niềm đam mê phần cứng của tôi đã tạo nên động lực để tôi tự mình thiết kế.
Thiết kế máy tính cũng là cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về linh kiện. Việc này có thể giúp bạn hiểu được lợi ích của những cấu hình bộ lưu trữ khác nhau như RAID, hoặc lý do bạn nên chọn CPU thay vì làn PCIe gắn PCH đối với những thiết bị cụ thể.
Nhưng cũng có những người không có nhiều hứng thú tìm hiểu bản chất của máy tính và thực sự chỉ tìm kiếm trải nghiệm chơi game thỏa đáng mà không gặp những rắc rối hay những vấn đề đau đầu có thể phát sinh khi tự mình thiết kế máy.
Và có một số lợi ích khi mua một hệ thống được thiết kế sẵn. Nhìn chung, bạn sẽ có thể liên hệ ai đó để nhờ giúp đỡ khi có vấn đề xảy ra. Nếu tự thiết kế, có thể bạn sẽ phải tự mình xử lý sự cố.
Nói ngắn gọn: Nếu bạn thích thế giới phần cứng, việc thiết kế một chiếc máy tính có thể là một trải nghiệm bổ ích, tạo nên một chiếc máy tính được thiết kế theo đúng cách mà bạn muốn và bạn sẽ phải đánh đổi ít hơn. Nhưng nếu bạn chỉ đang tìm kiếm một thiết bị sẵn sàng để sử dụng ngay khi vừa mở hộp, thì việc mua thiết bị được thiết kế sẵn có thể chính là phương án.
Và trừ khi bạn muốn đưa phương pháp DIY (tự thiết kế) lên một tầm cao hoàn toàn mới, thì trên thực tế chỉ có một lựa chọn khi tìm mua máy tính xách tay.
Tôi không phải là chuyên gia về hệ sinh thái Mac, vậy nên tôi khó có thể đưa ra một tuyên bố đơn phương về vấn đề này. Có lẽ có một cộng đồng hài lòng với việc chơi game trên Mac. Tôi biết rằng có nhiều cách để mô phỏng trải nghiệm Windows trên Mac, nhưng tôi cho rằng ở thời điểm hiện tại, hệ sinh thái chơi game trên máy tính hầu như chỉ hiện diện trên Windows.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn không thể chơi game trên Mac, nhưng hệ sinh thái chơi game trên máy tính cá nhân lành mạnh hơn nhiều.
Đối với các khối lượng công việc chơi game tiêu chuẩn, gần như đã đến lúc khó có thể đề xuất dung lượng RAM dưới 16GB nữa, đặc biệt là khi giá bộ nhớ đã giảm đi.
Tuy vậy, nếu bạn chỉ đang lên kế hoạch chơi một game nào đó, có lẽ bạn có thể chơi được với 8GB. Nếu bạn muốn làm nhiều việc hơn, ví dụ như chạy Discord hay xem phát trực tiếp trong khi chơi game, 16GB chắc chắn an toàn hơn.
Câu trả lời ngắn gọn là: Tùy vào mỗi người.
Vấn đề này phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mỗi người xem trọng việc tích hợp công nghệ mới nhất vào hệ thống của mình đến mức nào.
Ví dụ, nếu bạn muốn nâng cấp lên độ phân giải cao hơn, quá trình chuyển tiếp này sẽ kéo theo yêu cầu về phần cứng hệ thống. Nếu một người thường xuyên muốn chuyển tiếp sang công nghệ màn hình mới nhất, họ sẽ có xu hướng nâng cấp nhiều hơn so với một người chấp nhận sử dụng công nghệ đó trễ hơn một chút.
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp máy tính xách tay, khi bạn sẽ cần cải thiện phần cứng máy tính lẫn cải tiến thiết bị ngoại vi như màn hình và bàn phím tốt hơn. Nói chung, thời gian giữa mỗi lần nâng cấp càng dài, mức tăng hiệu năng chơi game mà bạn nhận thấy sẽ càng đáng kể.
Những người thấy thoải mái với phương pháp tự thiết kế cũng có cơ hội nâng cấp từng phần thay vì nâng cấp toàn bộ hệ thống. Việc này mang lại cho chúng ta cơ hội để không phải mua một hệ thống đầy đủ cùng một lúc, mà thay vào đó là nâng cấp những linh kiện riêng theo thời gian.
Khi cân nhắc mua máy tính mới, bạn cần đảm bảo tính cân bằng cho toàn bộ hệ thống của mình.
Như chúng ta đã thấy, những cải tiến về công nghệ màn hình thực sự bắt đầu đạt đến tầm cao mới, cả về mặt độ phân giải lẫn tốc độ làm tươi màu. Do đó, game thủ cần lên kế hoạch kết hợp hợp lý các phần cứng cho hệ thống của mình. Nếu dự định dồn lực cho độ phân giải và tốc độ làm tươi màu, bạn cần đảm bảo máy tính của mình đủ sức đáp ứng những thông số này.
Trừ khi mục tiêu của bạn khi mua hoặc thiết kế một hệ thống là để dần dần xây dựng hệ thống có thể sử dụng màn hình đó, thì tôi nghĩ rằng nên làm điều ngược lại có lẽ sẽ thực tế hơn. Nếu dự định mua một chiếc máy tính và là một hệ thống thực sự tốt, bạn cần đảm bảo mua một màn hình có thể thực sự khai thác khả năng của hệ thống đó đến mức cực hạn. Nếu bạn đã dành nhiều chi phí cho một hệ thống và đang dùng màn hình 1080p 60Hz thì nghĩa là bạn không tận dụng được hệ thống đã mua.
Có một điều tôi cũng muốn chia sẻ với những người đang thiết kế máy tính đầu tiên của họ, một điều thường bị bỏ sót là tầm quan trọng của một bộ cấp nguồn tốt. Những người thiết kế hệ thống lần đầu đôi khi nghĩ rằng họ có thể tiết kiệm tiền chi cho PSU và phân bổ nhiều kinh phí hơn cho những thành phần có vẻ quan trọng hơn. Tuy nhiên, quan trọng là phải hiểu được rằng nguồn cấp điện là một phần tối quan trọng của hệ thống bất kỳ.
Đó chính là điều cốt lõi mà chúng ta đang làm: Thu thập các tài nguyên chất lượng cao liên quan đến máy tính và có thể truy cập toàn bộ tại một địa điểm. Trên thị trường có rất nhiều thông tin, nhưng mục tiêu của chúng ta là sử dụng kiến thức của người trong cuộc về cách máy tính vận hành để tạo nên một trung tâm thông tin hữu dụng về tất cả mọi khía cạnh liên quan đến việc chơi game trên máy tính.
Và có những cộng đồng trực tuyến khác sẽ rất vui lòng giúp đỡ những người chưa quen thiết kế hệ thống hoặc đang tìm cách giải quyết vấn đề mà hệ thống của họ gặp phải.